Friday, January 1, 2016

Mẹo nhớ nhanh Hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán là một bản tra cứu các loại tài khoản của kế toán, Tuy nhiên Hệ thống có tới hơn 9 loại tài khoản và mỗi loại có nhiều tài khoản, cho nên không thể dễ dàng ghi nhớ, vậy  mẹo ghi nhớ là một tiện ích kế toán rất quan trọng.
 tiện ích ghi nhớn hệ thống kế toán 
Mẹo ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán

1. Làm quen với từng loại tài khoản:

- Việc đầu tiên các bạn cần quan tâm đó là các bạn học từng loại tài khoản trước, sau đó mới học sang loại tài khoản khác.

VD: Loại tài khoản 1 có bao nhiều tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3. Các bạn học xong thì học sang loại tài khoản 2.
 

2. Bản chất của từng loại tài khoản:

- Loại tài khoản đầu 1 - Là loại tài khoản “Tài sản ngắn hạn”
- Loại tài khoản đầu 2 - Là loại tài khoản “Tài sản dài hạn”
- Loại tài khoản đầu 3 - Là loại tài khoản “Nợ phải trả”
- Loại tài khoản đầu 4 - Là loại tài khoản “Nguồn vốn chủ sở hữu”
- Loại tài khoản đầu 5 - Là loại tài khoản “Doanh thu”
- Loại tài khoản đầu 6 - Là loại tài khoản “Chi phí sản xuất, kinh doanh”
- Loại tài khoản đầu 7 - Là loại tài khoản “Thu nhập khác”
- Loại tài khoản đầu 8 - Là loại tài khoản “Chi phí khác”
- Loại tài khoản đầu 9 -  Là loại tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” (Tập hợp CP và DT)
- Loại tài khoản đầu 0 -  Là loại tài khoản “ngoài bảng”
 

Như vậy:
- Nói đến Tiền thì nhớ đến TK đầu 1
- Nói đến TSCĐ – Chi phí dài hạn thì nhớ đến TK đầu 2
- Nói đến các khoản Nợ phải trả, phải nộp thì nhớ đến TK đầu 3
- Nói đến Nguồn vốn chủ sở hữu thì nhớ đến TK đầu 4.
- Nói đến Doanh thu và Doanh thu khác thì nhớ đến TK đầu 5 + 7
- Nói đến Chi phí và Chi phí khác thì nhớ đến TK đầu 6 + 8.
- Nói đến việc tập hợp CP và DT thì nhớ đến TK 911.
 

Chú ý:
- TK đầu 5 và 7 là DT mang tính chất NGUỒN VỐN
- TK đầu 6 + 8 là CP mang tính chất TÀI SẢN
 

Kết luận:
Tài khoản Tài sản gồm: Tài khoản đầu 1 + 2 + 6 + 8
Tài khoản Nguồn Vốn gồm: Tài khoản đầu 3 + 4 + 5 +7
 

3. Cách định khoản các tài khoản:

- Các loại tài khoản Tài sản gồm các đầu: 
1,2,6,8:

           Ghi bên Nợ - Khi phát sinh tăng.
                         Ghi bên Có - Khi phát sinh giảm.

- Các loại tài khoản Nguồn vốn gồm các đầu:
 3,4,5,7:

             Ghi bên Có - Khi phát sinh tăng
                        Ghi bên Nợ - Khi phát sinh giảm:
 

4. Những chú ý khi định khoản hạch toán:

- Muốn định khoản kế toán tốt các bạn phải xác định được đối tượng kế toán được thực hiện trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Bên Nợ ghi trước/ Bên Có ghi sau, ghi hết bên nợ rồi sang bên có.
- Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên và Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên.
- Dòng ghi Nợ phải so le với Dòng ghi Có.
- Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Nợ = Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Có.
 

Phần Mềm

Powered by Blogger.

Gallery

About

HTML

 

© 2013 Tiện Ích Kế Toán. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top