Mẹo ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán
1. Làm quen với từng loại tài khoản:
- Việc đầu tiên các bạn cần quan tâm đó là các bạn học từng loại tài khoản trước, sau đó mới học sang loại tài khoản khác.
VD: Loại tài khoản 1 có bao nhiều tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3. Các bạn học xong thì học sang loại tài khoản 2.
2. Bản chất của từng loại tài khoản:
- Loại tài khoản đầu 1 - Là loại tài khoản “Tài sản ngắn hạn”
- Loại tài khoản đầu 2 - Là loại tài khoản “Tài sản dài hạn”
- Loại tài khoản đầu 3 - Là loại tài khoản “Nợ phải trả”
- Loại tài khoản đầu 4 - Là loại tài khoản “Nguồn vốn chủ sở hữu”
- Loại tài khoản đầu 5 - Là loại tài khoản “Doanh thu”
- Loại tài khoản đầu 6 - Là loại tài khoản “Chi phí sản xuất, kinh doanh”
- Loại tài khoản đầu 7 - Là loại tài khoản “Thu nhập khác”
- Loại tài khoản đầu 8 - Là loại tài khoản “Chi phí khác”
- Loại tài khoản đầu 9 - Là loại tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” (Tập hợp CP và DT)
- Loại tài khoản đầu 0 - Là loại tài khoản “ngoài bảng”
Như vậy:
- Nói đến Tiền thì nhớ đến TK đầu 1
- Nói đến TSCĐ – Chi phí dài hạn thì nhớ đến TK đầu 2
- Nói đến các khoản Nợ phải trả, phải nộp thì nhớ đến TK đầu 3
- Nói đến Nguồn vốn chủ sở hữu thì nhớ đến TK đầu 4.
- Nói đến Doanh thu và Doanh thu khác thì nhớ đến TK đầu 5 + 7
- Nói đến Chi phí và Chi phí khác thì nhớ đến TK đầu 6 + 8.
- Nói đến việc tập hợp CP và DT thì nhớ đến TK 911.
Chú ý:
- TK đầu 5 và 7 là DT mang tính chất NGUỒN VỐN
- TK đầu 6 + 8 là CP mang tính chất TÀI SẢN
Kết luận:
Tài khoản Tài sản gồm: Tài khoản đầu 1 + 2 + 6 + 8
Tài khoản Nguồn Vốn gồm: Tài khoản đầu 3 + 4 + 5 +7
3. Cách định khoản các tài khoản:
- Các loại tài khoản Tài sản gồm các đầu: 1,2,6,8:
Ghi bên Nợ - Khi phát sinh tăng.
Ghi bên Có - Khi phát sinh giảm.
- Các loại tài khoản Nguồn vốn gồm các đầu: 3,4,5,7:
Ghi bên Có - Khi phát sinh tăng
Ghi bên Nợ - Khi phát sinh giảm:
4. Những chú ý khi định khoản hạch toán:
- Muốn định khoản kế toán tốt các bạn phải xác định được đối tượng kế toán được thực hiện trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Bên Nợ ghi trước/ Bên Có ghi sau, ghi hết bên nợ rồi sang bên có.
- Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên và Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên.
- Dòng ghi Nợ phải so le với Dòng ghi Có.
- Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Nợ = Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Có.
Kết luận:
Tài khoản Tài sản gồm: Tài khoản đầu 1 + 2 + 6 + 8
Tài khoản Nguồn Vốn gồm: Tài khoản đầu 3 + 4 + 5 +7
3. Cách định khoản các tài khoản:
- Các loại tài khoản Tài sản gồm các đầu: 1,2,6,8:
Ghi bên Nợ - Khi phát sinh tăng.
Ghi bên Có - Khi phát sinh giảm.
- Các loại tài khoản Nguồn vốn gồm các đầu: 3,4,5,7:
Ghi bên Có - Khi phát sinh tăng
Ghi bên Nợ - Khi phát sinh giảm:
4. Những chú ý khi định khoản hạch toán:
- Muốn định khoản kế toán tốt các bạn phải xác định được đối tượng kế toán được thực hiện trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Bên Nợ ghi trước/ Bên Có ghi sau, ghi hết bên nợ rồi sang bên có.
- Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên và Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên.
- Dòng ghi Nợ phải so le với Dòng ghi Có.
- Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Nợ = Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Có.
0 comments:
Post a Comment